Bài viết này Đồ cúng Tâm Phúc xin hướng dẫn quý bạn về bài cúng động thổ chuẩn truyền thống. Với những thông tin hữu ích sau bạn sẽ nắm được cách chọn ngày cúng động thổ theo hướng nhà, chuẩn bị mâm lễ cúng động thổ hoàn chỉnh và quy trình cúng động thổ chi tiết.
Nội dung bài viết [Ẩn]
Bài cúng động thổ mang ý nghĩa gì?
Nghi lễ cúng động thổ là tục lệ được lưu truyền qua các đời trong văn hóa người Việt ta. Đây là nghi lễ xin phép Thần linh được xây dựng, tác động vào long mạch đất đai.
Theo quan niệm dân gian của người phương Đông trong đó có cả người Việt ta, mỗi mảnh đất, khu vực đều chịu sự quai quản bởi Thần linh, Thổ Thần. Việc xây dựng khởi công cũng đồng thời xâm phạm đến Thần linh. Ngoài việc xin phép trình báo, việc đọc bài cúng động thổ còn nhờ sự chứng giám phù hộ của Thần linh có công việc xây dựng được suôn sẻ gặp nhiều may mắn.
Mặt khác, đây còn là việc lấy lòng, bố thí cho các vong linh cư ngụ tại mảnh đất này. Bởi lễ người Việt cho rằng, mảnh đất, căn nhà trống thường sẽ được các vong linh, cô hồn lang thang không được ai thờ cúng làm nơi trú ẩn. Vì thế cúng động thổ là xin phép các vong linh rời đi và không quấy phá gia đình.
Ngoài ra hiện nay, việc cúng động thổ còn để cho chủ đầu tư tạo sự uy tín với khách hàng. Nhằm nâng tầm thương hiệu, xây dựng lòng tin với mọi người.
Hướng dẫn chuẩn bị mâm lễ cúng động thổ
Gia chủ cần phải chuẩn bị được mâm lễ vật đầy đủ trước khi làm lễ đọc bài cúng động thổ. Mâm cúng động thổ thể hiện được sự chu đáo, lòng kinh thành của gia chủ đối với các bậc Thần linh. Tùy theo quan niệm vùng miền mà sẽ có thêm các lễ vật như: Cá lóc nướng, bánh bao chay hay heo quay sữa… Tâm Phúc xin chia sẻ cho bạn các lễ vật bắt buộc có trong mâm cúng động thổ đơn giản.
- Mâm trái cây ngũ quả (yêu cầu đủ 5 loại khác nhau). Tùy theo quan niệm từng nhà mà có cách chọn trái cây khác nhau
- Hoa cúc là loại hoa tượng trưng cho bình an, sự trường tồn. Nên luôn là loài hoa được ưu tiên chọn trong các lễ cúng động thổ
- Đèn cây ly 1 cặp, bộ nhang rồng phụng và 1 bó nhang trầm.
- Trà.
- Muối hạt, gạo.
- Nước và rượu, gia chủ cần có 3 ly để đựng mỗi loại (tổng 6 ly).
- Giấy cúng, tiền vàng cúng động thổ.
- Bánh kẹo 1 phần.
- Trầu cau 1 bộ (3 hoặc 5 quả cau và 5 lá trầu).
- Bộ xôi chè, cháo trắng – 5 phần (đi kèm với 5 bộ chén, đũa, muỗng).
- Gà trống ta luộc để chéo cánh.
- Bộ tam sên (miếng thịt heo luộc, trứng vịt luộc và tôm luộc).
Bài cúng động thổ khởi công
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Kính lạy Hoàng Thiên hậu thổ chư vị tôn thần.
Kính lạy Quan đương niên, kính lạy Các tôn thần bản xứ.
Hôm nay, ngày .….tháng .….năm …………………….
Tín chủ con là: ………………………………cùng toàn gia quyến, nhất tâm xây dựng công trình nhà ở
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………….
Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày ra trước án. Vì tín chủ con khởi tạo động thổ căn nhà ở địa chỉ:…………………………………………………………………..
Ngôi dương cơ ngụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc…) nhân có lễ vật tịnh tài, hương hoa, đăng, trà, quả, phẩm, dâng cúng bày trên án tọa. Lòng thành tâu lên đức thần linh bốn cõi
Chúng con trộm nghĩ rằng: Tôn thần cai quản lãnh thổ, hùng cứ một phương, thông minh sáng láng, thương đến dân lành, chứng giám lòng thành giáng lâm lễ bạc, giúp cho tín chủ thuận lợi dựng xây. Một thời xây dựng muôn năm trường tồn.
Tín chủ con thành tâm kính mời:
Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần.
Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa.
Ngài Định Phúc Táo Quân.
Các ngài Địa Chúa Long Mạch Tôn Thần và tất cả các vị Thần Linh cai quản ở khu vực này.
Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ được chữ bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ.
Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị tiên chủ hậu chủ và các vị Hương Linh Cô Hồn, y thảo phụ mộc, phảng phất trong khu vực này. Xin mời tới đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ thợ đôi bên, khiến cho an lạc công việc chóng thành.
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám
Nam mô chứng minh sư Bồ Tát (3 lần)
Hướng dẫn quy trình nghi thức đọc bài cúng động thổ cho gia chủ
Cách cúng động thổ xây dành cho gia chủ
Bạn cần rót đủ 3 lần rượu nước trong quá trình thực hiện nghi lễ cúng động thổ.
- Đốt 2 ly đèn cầy, thắp “nhang rồng phụng”, mời nước rượu mỗi thứ 3 ly (lần 1).
- Thắp nhang trầm vái đủ 8 hướng rồi đọc bài cúng động thổ. Gia chủ là nam thì thắp 7 cây nhang(9 cây đối với nữ). Chủ lễ cắm 3 cây trên mâm cúng rồi sau đó cắm các cây nhang còn lại xuống đất.
- Chủ lễ châm thêm nước, rượu ngay khi đọc xong bài cúng (rót lần 2).
- Chờ nhang cháy còn 2/3 cây, chủ lễ châm đầy nước rượu (rót lần 3). Rồi thực hiện nghi thức cuốc đất hoặc gõ vào tường, xếp gạch… Đây gọi là nghi thức xâm phạm đến long mạch sau khi xin phép Thần linh.
- Đợi nhang tàn rồi đi đốt tiền vàng. Chủ lễ tự tay cắm hoa xuống đất, không được mang về.
Cách cúng động thổ công trình cho nhà thầu (đơn vị thi công)
Việc thực hiện nghi lễ cúng động thổ đối với đơn vị thi công, nhà thầu cũng sẽ giống như trên.
- Nhà thầu (người chịu trách nhiệm thi công công trình) sẽ đến thắp nhang đọc bài cúng động thổ ngay sau khi chủ lễ khấn xong.
- Ngoài ra, về phía nhà thầu sẽ phải làm thêm lễ cúng tổ nghề, nhằm cảm tạ và cầu vận may cho quá trình xây dựng.
Lưu ý chọn ngày cho làm lễ cúng động thổ
Trước khi kết thúc bài chia sẻ kiến thức về bài cúng động thổ. Đồ cúng Tâm Phúc muốn bạn hiểu thêm về việc xác định ngày giờ cúng động thổ.
Tổ chức lễ cúng động thổ theo quan niệm ngày giờ phong thủy
Cách chọn ngày cúng động thổ phổ biến nhất là chọn ngày hoàng đạo trong tháng. Ngày hoàng đạo là ngày có sao tốt chiếu mang lại may mắn, suôn sẻ cho gia chủ.
Ngoài ra, gia chủ phải tránh những ngày Tam nương, Thọ tử, Dương công kỵ nhật khi cúng động thổ.
- Ngày Tam nương: mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22 và ngày 27 Âm lịch.
- Ngày Dương công kỵ: Là các ngày 13 tháng Giêng, ngày 11 tháng 2, ngày 9 tháng 3, ngày 7 tháng 4, ngày 5 tháng 5, ngày 3 tháng 6, ngày 8 và 29 tháng 7, ngày 27 tháng 8, ngày 25 tháng 9, ngày 23 tháng 10, ngày 21 tháng 11, ngày 19 tháng Chạp.
- Ngày Thọ tử: mùng 5, 14 và ngày 23 Âm lịch.
Thông thường, mọi người thường tổ chức lễ cúng, đọc bài cúng động thổ rời vào những ngày sau:
Mồng 1, 2, 4, 6, 10, 12, 15, 16, 17,20, 24, 26, 28, 30 Âm lịch.
Dựa theo hướng của ngôi nhà để làm lễ cúng cất nóc nhà
- Nếu nhà, công trình quay về hướng Nam: Gia chủ nên tránh các ngày Tý , Thân, Thìn. Vì nhà hướng Nam thuộc hành Hỏa khắc với Thủy.
- Nếu nhà, công trình quay về hướng Tây: Gia chủ nên tránh các ngày Mùi, Hợi, Mão. Vì nhà hướng Nam thuộc hành Kim khắc với Mộc
- Nếu nhà, công trình quay về hướng Đông: Gia chủ nên tránh các ngày Dậu, Sửu và Tỵ. Vì nhà hướng Đông thuộc hành Mộc tương khắc với Kim.
- Nếu nhà, công trình quay về hướng Bắc: Gia chủ nên tránh các ngày Dần, Ngọ, Tuất. Vì nhà hướng Đông thuộc hành Thủy tương khắc với Hỏa.
Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc – Chuyên cung cấp các mâm cúng trọn gói tại các tỉnh khu vực miền Nam.
Facebook: Đồ cúng Tâm Phúc
Trang web: www.dichvudocungtamphuc.com.
Hotline: 033.357.3839
0 nhận xét:
Đăng nhận xét