Công việc đổ mái, cất nóc là giai đoạn cuối cùng để hoàn thiện cấu trúc ngôi nhà. Phong tục làm mâm cúng dâng lên Thần linh trước khi cất nóc không còn xa lạ với người Việt. Nghi thức đọc bài khấn cất nóc nhà để bày tỏ lòng thành, cầu mong mọi việc suôn sẻ sẽ đến với gia chủ. Cách chuẩn bị lễ cúng cất nóc nhà, nội dung bài văn khấn cất nóc và những lưu ý kiêng kỵ trong ngày cất nóc sẽ được Đồ cúng Tâm Phúc chia sẻ cho bạn trong bài viết sau đây.
Nội dung bài viết [Ẩn]
Ý nghĩa của bài khấn cất nóc nhà
Lễ cất nóc nhà ( người Việt xưa gọi là lễ Thượng Lương) được diễn ra vào ngày lợp mái nhà. Đây là nghi lễ nhằm trình báo với Thần linh cai quản nơi đây rằng công cuộc xây dựng nhà đến công đoạn cuối. Mong Thần linh phù hộ, che chở cho công việc được diễn ra suôn sẻ và may mắn. Ngoài ra lễ cất nóc diễn ra với ý nghĩa mong cầu tài lộc sự bình an đến với gia đình và những người thi công.
Nội dung bài khấn cất nóc nhà
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Chúng con xin kính lạy các ngài các vị chín phương Trời, chúng con xin kính lạy các ngài các vị mười phương Chư Phật, chúng con xin kính lạy các ngài các vị Chư Phật mười phương.
Chúng con xin kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.
Chúng con xin kính lạy quan Đương niên.
Chúng con xin kính lạy các tôn thần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con là: …………………………………………..……………………..……
Ngụ tại: …………………………………………..……………………..……………………..
Hôm nay là ngày …… tháng …… năm ……là ngày lành tháng tốt.
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo cất nóc căn nhà ở địa chỉ: ……………………………………………………
ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.
Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được cất nóc.
Tín chủ con thành tâm kính mời:
Chúng con xin kính mời Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
Chúng con xin kính mời Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.
Chúng con xin kính mời Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa.
Chúng con xin kính mời Ngài Định phúc Táo quân.
Chúng con xin kính mời Các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các ngài vị Thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ — thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con với tín chủ lại kính xin phổ cáo với các vị Tiền chủ,các vị Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý.
Chúng con sắm sửa những lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Chọn ngày làm lễ cất nóc nhà
Việc chọn ngày tốt để cất nóc nhà sẽ ảnh hưởng tới sự suôn sẻ, vận may của gia chủ. Vì vậy, bạn nên tham khảo kỹ càng trong việc xem ngày giờ tốt làm lễ cúng cất nóc.
Dựa theo ngày hoàng đạo để làm lễ cúng cất nóc nhà
Thông thường mọi người sẽ quan tâm đến ngày hoàng đạo trong tháng. Đây là những ngày có sao tốt chiếu mệnh giúp cho gia chủ gặp nhiều may mắn, hanh thông sự việc.
Bên cạnh đó bạn cần tránh những ngày xấu sau: Tam nương, Thọ tử, Dương công kỵ nhật.
- Ngày Tam nương: mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22 và ngày 27 Âm lịch.
- Ngày Thọ tử: mùng 5, 14 và ngày 23 Âm lịch.
- Ngày Dương công kỵ: Là các ngày 13 tháng Giêng, ngày 11 tháng 2, ngày 9 tháng 3, ngày 7 tháng 4, ngày 5 tháng 5, ngày 3 tháng 6, ngày 8 và 29 tháng 7, ngày 27 tháng 8, ngày 25 tháng 9, ngày 23 tháng 10, ngày 21 tháng 11, ngày 19 tháng Chạp.
Thông thường lễ cất nóc hay đọc bài khấn cất nóc sẽ diễn ra vào các ngày sau vào các ngày sau đây:
Mồng 1, 2, 4, 6, 10, 12, 15, 16, 17,20, 24, 26, 28, 30 Âm lịch.
Lưu ý gia chủ tránh chuyển nhà vào 2 tháng sau:
- Tháng 3 Âm lịch.
- Tháng 7 âm lịch.
Dựa theo hướng của ngôi nhà để làm lễ cúng cất nóc nhà
Trong ngũ hành, tất cả mọi thứ, mọi vật đều có tương sinh, tương khắc với nhau. Gia chủ có thể dựa theo phong thủy dưới đây để chọn ngày làm lễ cất nóc nhà:
Nếu nhà ở hướng Nam: Gia chủ nên tránh các ngày Tý , Thân, Thìn. Vì nhà hướng Nam thuộc hành Hỏa khắc với Thủy.
Nếu nhà ở hướng Tây: Gia chủ nên tránh các ngày Mùi, Hợi, Mão. Vì nhà hướng Nam thuộc hành Kim khắc với Mộc
Nếu nhà ở hướng Đông: Gia chủ nên tránh các ngày Dậu, Sửu và Tỵ. Vì nhà hướng Đông thuộc hành Mộc tương khắc với Kim.
Nếu nhà ở hướng Bắc: Gia chủ nên tránh các ngày Dần, Ngọ, Tuất. Vì nhà hướng Đông thuộc hành Thủy tương khắc với Hỏa.
Mâm cúng cất nóc nhà gồm những gì?
Đồ cúng Tâm Phúc xin chia sẻ các lễ vật gia chủ cần có trước khi vào nghi thức đọc bài khấn cất nóc nhà.
- Mâm trái cây ngũ quả (yêu cầu đủ 5 loại quả khác nhau).
- Hoa cúc.
- Chè đậu trắng, xôi gấc – 5 phần mỗi loại.
- Cháo trắng – 5 phần.
- Nhang rồng phụng
- Nhang trầm.
- Đèn cầy ly – 1 cặp.
- Nước, rượu, trà.
- Gà trống ta luộc chéo cánh.
- Bộ tam sên (thịt heo luộc, trứng và tôm luộc).
- Thịt heo quay (bạn có thể chuyển bị thêm).
- Tiền vàng, giấy cúng về nhà mới.
- Bánh kẹo.
- Trầu cau.
Vừa rồi đã kết thúc bài chia sẻ của Tâm phúc về bài khấn cất nóc nhà cùng với yếu tố quan trọng của lễ cất nóc. Đồ cúng Tâm Phúc xin chúc cho bạn và gia đình sẽ có buổi lễ cất nóc diễn ra suôn sẻ như mong muốn.
Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc – Chuyên cung cấp các mâm cúng trọn gói tại các tỉnh khu vực miền Nam.
Facebook: Đồ cúng Tâm Phúc
Trang web: www.dichvudocungtamphuc.com.
Hotline: 033.357.3839
0 nhận xét:
Đăng nhận xét