Header Ads

Cúng sửa nhà cần những gì để cầu suôn sẻ bình an?

 cung sua nha can nhung gi

Quan niệm của người Việt về “An cư lạc nghiệp”, vừa là gánh nặng, vừa là niềm hạnh phúc của bất kì ai. Câu hỏi lễ  cúng sửa nhà cần những gì? Là thắc mắc của các gia đình trẻ hiện nay. Bởi lẽ cuộc sống hiện đại bây giờ, số lượng người có kiến thức về tâm linh, kinh nghiệm cúng không nhiều. Qua bài viết này, Đồ cúng Tâm Phúc sẽ giúp bạn hiểu rõ về nghi lễ truyền thống này. Đồng thời sẽ biết cách để có một mâm lễ sửa nhà đúng quy chuẩn truyền thống và những lưu ý mà gia chủ cần biết trong lễ cúng sửa nhà.

Cúng sửa nhà cần những gì
Mâm cúng động thổ sửa nhà đơn giản

Việc làm lễ cúng động thổ sửa nhà có cần thiết không?

Trước khi vào chủ lễ chính mâm cúng sửa nhà cần những gì, bạn cần nắm rõ được ý nghĩa cũng như lí do của tục lệ cúng sửa nhà.

Lễ cúng động thổ sửa nhà bắt nguồn từ văn hóa người phương Đông. Người Việt luôn nói rằng “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, đây là kinh nghiệm sống liên quan đến tâm linh. Cụ thể, việc sửa nhà cửa là hành động đã xâm phạm vào đất đai và long mạch. Việc làm này còn ảnh hưởng đến Thần linh cai quản tại vùng đất này, nên khi sửa nhà mọi người sẽ là lễ cúng động thổ sửa nhà.

Ngoài ra còn có câu: “Đất có Thổ Công, sông có Hà bá” được lưu truyền rộng rãi trong văn hóa người Việt. Vì thế việc cúng động thổ sửa nhà là cần thiết đối với mỗi gia đình.

Ngoài ra, đây còn là nghi thức trình báo, mong Thần linh che chở cho gia đình và quá trình thi công được suôn sẻ, may mắn. Việc cúng động thổ sửa nhà sẽ giúp cho tâm lý của các người thợ xây dựng thêm phần an tâm hơn.

le vay cung sua nha can nhung gi
Đồ cúng động thổ sửa nhà mới mua

>> Xem thêm: Gạo muối cúng nhà mới xong làm gì mới đúng?

Mâm lễ cúng sửa nhà cần những gì?

Lễ vật của lễ cúng sửa nhà cần những gì thì còn tùy theo quan niệm vùng miền mà có đôi chút sự khác biệt. Tuy nhiên sự khác nhau theo vùng miền không hề nhiều. Ngoài ra, các lễ vật lễ cúng động thổ từng vùng miền đều gần gũi dễ tìm. Việc xây, sửa nhà được quan niệm là đại sự cả đời. Sửa nhà không chỉ là lễ cúng bình thường, mà việc làm này sẽ liên quan đến cuộc sống gia đình suốt quãng thời gian sau này. Gia chủ phải tỉ mỉ trong việc chuẩn bị mâm cúng tươm tất.

Để có mâm cúng sửa nhà đầy đủ theo quy chuẩn truyền thống, gia chủ tối thiểu phải có được những lễ vật như sau:

  • Bộ tam sên và gà luộc chéo cánh là 2 lễ vật luôn có trong các lễ tế Thần. Bộ tam sên gồm:
    • 1 miếng thị heo luộc.
    • 3 hoặc 5 quả trứng vịt luộc.
    • 3 hoặc 5 con tôm luộc (tôm càng, tôm sú, tôm thẻ…).
  • Xôi gấc, chè đậu trắng/chè trôi nước – 5 phần.
  • Cháo trắng – 5 phần..
  • Trái cây ngũ quả.
  • Hoa tươi (thông thường là hoa cúc lưới, cúc kim cương).
  • Muối hạt, gạo để 2 chén riêng.
  • Bộ nhang rồng phụng và bó nhang trầm.
  • 2 ly đèn cầy.
  • Trầu cau (5 lá trầu, 3 hoặc 5 quả cau).
  • Trà.
  • Nước, rượu – mỗi thứ 3 ly.
  • Giấy cúng, tiền vàng lễ cúng động thổ sửa nhà.
  • Bánh kẹo.
  • Chén, đũa, muỗng – 5 bộ.

Ngoài ra, quý bạn có thể chuẩn bị thêm cá lóc nướng, bánh bao… tùy quan niệm từng nhà.

Nếu bạn e ngại việc thiếu sót lễ vật hay muốn dành thời gian cho công việc khác trong ngày động thổ sửa nhà, bạn có thể xem qua các gói dịch vụ mâm cúng động thổ sửa nhà trọn gói cung cấp bởi Đồ cúng Tâm Phúc nhé.

Bài văn cúng động thổ sửa nhà đầy đủ

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy Hoàng Thiên hậu thổ chư vị tôn thần.

Kính lạy Quan đương niên, kính lạy Các tôn thần bản xứ.

Hôm nay, ngày .….tháng .….năm …………………….

Tín chủ con là: ………………………………cùng toàn gia quyến, nhất tâm xây dựng công trình nhà ở

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………….

Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày ra trước án. Vì tín chủ con khởi tạo động thổ căn nhà ở địa chỉ:…………………………………………………………………..

Ngôi dương cơ ngụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc…) nhân có lễ vật tịnh tài, hương hoa, đăng, trà, quả, phẩm, dâng cúng bày trên án tọa. Lòng thành tâu lên đức thần linh bốn cõi

Chúng con trộm nghĩ rằng: Tôn thần cai quản lãnh thổ, hùng cứ một phương, thông minh sáng láng, thương đến dân lành, chứng giám lòng thành giáng lâm lễ bạc, giúp cho tín chủ thuận lợi dựng xây. Một thời xây dựng muôn năm trường tồn.

Tín chủ con thành tâm kính mời:

Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần.

Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.

Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa.

Ngài Định Phúc Táo Quân.

Các ngài Địa Chúa Long Mạch Tôn Thần và tất cả các vị Thần Linh cai quản ở khu vực này.

Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ được chữ bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ.

Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị tiên chủ hậu chủ và các vị Hương Linh Cô Hồn, y thảo phụ mộc, phảng phất trong khu vực này. Xin mời tới đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ thợ đôi bên, khiến cho an lạc công việc chóng thành.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám

Nam mô chứng minh sư Bồ Tát (3 lần)

 

Những lưu ý cho gia chủ trong ngày cúng sửa nhà cần những gì?

Tâm Phúc muốn chia sẻ cho quý gia chủ một vài lưu ý trước khi kết thúc bài chia sẻ về “lễ cúng sửa nhà cần những gì?”.

Vấn đề ngày lành tháng tốt luôn là mối quan tâm đầu tiên của mọi gia chủ. Cúng sửa nhà vào ngày tốt hay xấu sẽ  ảnh hưởng đến sự hanh thông của tiến trình xây dựng. Yêu cầu việc chọn ngày cúng sửa nhà phải hợp với mệnh chủ nhà.

Những ngày thích hợp để gia chủ làm lễ cúng động thổ sửa nhà sẽ là:

  • Ngày Hoàng đạo và ngày Sinh khí.
  • Ngày Lộc mã và ngày Giải thần.

Mặt khác, dưới đây là những ngày mà gia chủ không nên cúng sửa nhà:

  • Ngày Hắc đạo và ngày Trùng tang.
  • Ngày Hùng phục.
  • Ngày Thổ cấm và ngày Sát chủ.

Những lưu ý khác gia chủ cần biết:

  • Những người sao xấu chiếu mệnh hay có năm hạn phạm vào năm Kim Lâu, Hoang Ốc không được làm nhà.
  • Nếu gia chủ không hợp tuổi để làm nhà thì phải nhờ người khác (mượn tuổi) để làm nhà. Trong lễ cúng gia chủ phải lánh mặt, giữ khoảng cách với lễ cúng ít nhất 50m.
  • Không nên xây nhà lớn, hoành tráng gần chùa.
  • Vì sự luân chuyển âm dương sẽ bị chặn bởi các cây cổ thụ, cây lớn trước nhà. Cho nên việc làm nhà hay giữ lại cây lớn trước nhà sẽ không tốt cho gia chủ. Ngoài ra, những này thường tích tụ những âm khí.
  • Gia chủ phải tự tay cắm xuống đất sau khi làm lễ cúng, không nên mang về nhà..
le cung dong tho khoi cong sua nha
Lễ cúng động thổ khởi công khu du lịch, cung cấp bởi Đồ cúng Tâm Phúc

Trên đây là những gì mà Đồ cúng Tâm Phúc muốn chia sẻ với quý gia chủ về câu hỏi “Lễ cúng sửa nhà cần những gì?”. Xin chúc cho quý khách hàng của Tâm Phúc có buổi lễ cúng động thổ sửa nhà trọn vẹn và suôn sẻ nhất.

Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc – Chuyên cung cấp các mâm cúng trọn gói tại các tỉnh khu vực miền Nam.

Facebook: Đồ cúng Tâm Phúc

Trang web:  www.dichvudocungtamphuc.com. 

Hotline: 033.357.3839

cúng sửa nhà cần những gì

Share on Google Plus

About Tin bong da

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Những Tín Hiệu Lạc Quan Giúp Thị Trường BĐS Phục Hồi Nhanh Sau Dịch Covid-19

  Trao đổi với Tuổi Trẻ về vấn đề đang gây tranh cãi ở sách Mĩ thuật lớp 6, đại diện Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam cho biết thông tin được...