Đi lễ cô Sáu nên xin gì và không nên xin gì? Để nói về sự linh thiêng của cô Sáu hay những chuyện lạ có thật tại Côn Đảo, sẽ phải tốn rất nhiều giấy mực. Cô Sáu mất khi còn chưa đủ 18 tuổi, từ một người con gái Đất Đỏ trở thành nữ Thần bảo hộ cho người dân Côn Đảo. Xin mời bạn cùng Đồ cúng Tâm Phúc Côn Đảo tìm hiểu những thông tin hữu ích về lễ cúng xin lộc cô Sáu.
Đi lễ cô Sáu nên xin gì và những điều kiêng kỵ khi đi lễ Côn Đảo
Đi lễ cô Sáu nên xin gì và không nên xin gì?
Một số kiêng kỵ đi lễ Côn Đảo bạn cần biết
Khi đến Chùa, Nghĩa trang, Đền thờ, Miếu mạo… hãy mặc trang phục gọn gàng, lịch sự, không quá ngắn.
Côn Đảo là vùng đất linh thiêng, khi đến các điểm tâm linh tuyệt đối không đùa giỡn, nói bậy bạ, kể cả trong suy nghĩ cũng không nên.
Thời gian tốt nhất để viếng mộ Cô Sáu từ 19h~22h, đây là khoảng thời gian được cho là linh thiêng nhất.
Đồ lễ cô Sáu không thể thiếu hoa cúc trắng, loại hoa mà Cô Sáu rất thích.
Không thể thiếu lêkima (hay còn gọi là trái trứng gà), khi còn nhỏ Cô Sáu thích ăn lêkima.
Trước khi đến lễ mộ cô Sáu cần phải ra trình tại đài tưởng niệm ở nghĩa trang Hàng Dương trước, không đi cắt.
- Thời gian đi viếng mộ cô Sáu tốt nhất sẽ vào ban đêm. Cụ thể là trước 22h tối theo quy định thăm viếng mới vào năm 2022.
- Bạn phải hạn chế đùa giỡn hay phát ngôn bậy bạ trong quá trình đi lễ tại đây.
- Trong quá trình dâng lễ tại mô cô Sáu, ban phải để nón lá lật ngửa.
- Phải ăn mặc lịch sự, nghiêm trang. Tránh tuyệt đối các trang phục hở hang.
- Bạn nên đi lễ cho cô Sáu từ 19 giờ tối. Vì đây là lúc đó cho bạn đủ thời gian chuẩn bị lễ và xếp hàng chờ lượt.
- Không lớn tiếng hay chen lấn trong lúc đi viếng lễ.
- Khi viếng lễ cô Sáu, bạn nên tránh cầu tình duyên. Bạn chỉ nên cầu công danh sự nghiệp và bình an.
- Vào buổi tối, bạn phải đi lễ tại tượng đài chiến sĩ trước khi viếng xin mộ cô Sáu.
Quy trình đi lễ tại Côn Đảo trọn vẹn nhất
Tâm Phúc Côn Đảo đã chia sẻ cho bạn việc đi lễ cô Sáu nên xin gì. Để có được trải nghiệm tâm linh trọn vẹn, bạn cần biết được trình tự đi lễ Côn Đảo.
- Đài tưởng niệm sẽ là nơi bạn cần đến đầu tiên trong buổi sáng của ngày. Tuy nhiên, lúc này bạn sẽ chưa làm lễ chính cho các chiến sĩ cách mạng. Vì số lượng ngôi mộ của nghĩa trang rất lớn, nên nhà nước đã cho xây dựng tượng đài này. Lễ đài tưởng niệm là để mọi người dâng hương cho các chiến sĩ mà không đến lần lượt gần 2000 ngôi mộ.
- Tiếp đến là bạn có thể đi viếng mộ của các nhà yêu nước nổi tiếng. Trong đó có nhà yêu nước Lê Hồng Phong, Lễ Văn Việt, Nguyễn An Ninh…
- Rồi lần lượt bạn sẽ đến các khu của nghĩa trang từ A, B, C và D.
- Lưu ý vì giờ linh thiêng nhất của Cô Sáu là buổi tối, nên ban ngày bạn đừng vội dâng lễ cho cô.
- Vào khi trời sáng, bạn nên tranh thủ ghé qua các địa điểm tâm linh khác tại Côn Đảo.
- Sau khi nghỉ ngơi, bạn cần quay lại nghĩa trang Hàng Dương khi trời chợp tối. Bạn nên có mặt sớm ở đây để kịp thời chuẩn bị lễ vật và đứng xếp hàng.
Tìm hiểu thêm: “Bảng báo giá các mâm cúng trọn gói đi lễ Côn Đảo“.
Một số địa điểm tâm linh Côn Đảo
Chùa Núi Một (Vân Sơn Tự)
Đây chính là ngôi chùa duy nhất của cả Côn Đảo. Nơi đây trở thành địa điểm tâm linh Côn Đảo nổi tiếng cùng với nghĩa trang Hàng Dương. Không chỉ là ngôi nhà của những người con Phật tử Côn Đảo. Nơi đây còn trở thành nơi du lịch được rất nhiều du khách lui tới.
Chùa Vân Sơn Tự gọi tên khác là “chùa Núi Một”. Chùa tọa lạc trên ngọn Núi Một thuộc của Côn Đảo.
Vân Sơn Tự được chính quyền Mỹ ngụy xây dựng vào năm 1964. Nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tâm linh cho những người cơ quan hành chính trên đảo.
Bên cạnh đó đây còn nhằm mục đích trá hình để che mắt báo chí cho những tội ác tàn bạo của chúng.
Vào giữa năm 1965, giặc Mỹ bắt những tù nhân lãnh án chung thân ở trại Phú Hải xây chùa Vân Sơn Tự. Những tù nhân đã rất vất vả và gian khổ khi vác vật liệu từ dưới tận chân núi lên trên. Mặc cho sự phản đối của tù nhân thì cai quản vẫn không hề chú tâm gì đến.
Buổi mỗi chiều trước khi bị vào phòng giam, tù nhân không được tắm và ăn cơm mà bắt họ chào cờ. Sau đó, 63 tù nhân được cho là cầm đầu bị lựa ra để nhốt vào xà lim Trại II. Vì không chịu nổi cảnh tra tấn này nên nhiều tù nhân đã hy sinh.
An Sơn Miếu (Miếu bà Phi Yến)
Địa điểm tâm linh Côn Đảo tiếp theo là An Sơn Miếu còn gọi là Miếu Bà Phi Yến. Nơi đây là 1 trong số ít di sản văn hóa dân gian ở Côn Đảo.
Miếu được xây dựng vào năm 1785 để tôn vinh Bà Phi Yến. Bà là vợ của Chúa Nguyễn Ánh (Vua Gia Long).
Người dân trên đảo cho rằng, An Sơn Miếu rất linh thiêng. Ngôi miếu gắn liền với câu chuyện bi thương của một người phụ nữ đức độ và tài năng cùng lòng yêu nước.
Miếu thờ bà Phi Yến chỉ cách Chùa Núi Một một vòng cung quanh hồ sen. Đây là địa điểm nổi tiếng linh thiêng về cầu tình duyên.
Câu chuyện của bà Phi Yến đã liều mình tự vẫn nhằm bảo vệ danh tiết của mình. Khi bà chỉ bị nắm tay bởi 1 tên đồ tể sắp sửa có hành động sàm sỡ.
Năm 1958, nhân dân trên đảo đã xây dựng lại ngôi miếu khang trang trên nền ngôi miếu cũ và được thờ tự cho đến nay.
Vào ngày 18 tháng 10 âm lịch hằng năm sẽ có lễ hội do phòng văn hóa tổ chức để tưởng nhớ đến bà.
Nghĩa trang Hàng Keo
Nghĩa trang Hàng Keo Côn Đảo nằm tại trên đường Nguyễn Chí Thanh. Nghĩa trang là chứng tích của thực dân đối với các tù nhân. Nghĩa trang Hàng Keo cách trung tâm thị trấn Côn Đảo 2km. Với tổng diện tích 10 ngàn mết vuông.
Từ đầu thế kỷ 19 đến 1940, đã có hơn 10 ngàn từ nhân bị thực dân Pháp đã chôn xuống nơi đây. Hiện nay, nghĩa trang chỉ còn lại rừng tự nhiên. Trong đây có rất nhiều hài cốt của các tù nhân bị chôn vùi mà chưa tìm thấy.
Trước đó có rất nhiều ngôi mộ của chiến sĩ đã được chuyển về khu D của nghĩa trang hàng Dương.
Miếu Ngũ Hành (Miếu Năm Cô)
Địa điểm tâm linh Côn Đảo thứ 5 chính là Miếu Năm Cô. Ngôi miếu còn được gọi với tên khác là “Miếu Ngũ Hành”. Được khởi công xây dựng vào năm 1970 và miếu nằm cách trung tâm Côn Đảo khoảng 12km.
Miếu thờ 5 vị nữ thần theo dân gian, 5 vị nữ thần có quyền năng liên quan đến thuyết tương sinh Ngũ hành.
Người dân Côn Đảo làm ăn buôn bán và chài lưới thường luôn đến Miếu Năm Cô cầu cho công việc sự suôn sẻ may mắn.
Miếu Cậu Cải (Hoàng tử Cải)
“Gió đưa cây cải về trời, rau răm ở lại chịu đời đắng cay”. Đây chính là câu hát dân gian mà người con đất Việt ai cũng biết. Câu hát này sẽ là nói vể địa điểm tâm linh Côn Đảo là miếu Cậu Cải. Cậu Cải chính là người con của bà Phi Yến. Và cậu sinh là con trai của vua Gia Long (Chúa Nguyễn Ánh) được biết đến là hoàng tử Hội An.
Sau khi qua đời, người dân đã lập miếu thờ gọi tên là ngắn gọn là “miếu Cậu”. Ngôi miếu ở gần với miếu của bà Phí Yến.
Miếu Cậu chỉ có nhỏ khoảng 10 mét vuông tuy nhiên được chăm sóc nhưng rất sạch sẽ. Xung quanh được trồng nhiều cây xanh che mát.
Người dân nói miếu Cậu Cải rất linh thiêng. Bởi khi cậu mất là chỉ vừa mới 5 tuổi, cái độ tuổi hồn nhiên, ngây thơ mang tấm lòng hiếu đạo với cha mẹ.
Bởi vậy khi du khách đến thăm viếng để cầu về sức khỏe, học tập, công danh sự nghiệp.
Vừa rồi là bài viết chia sẻ kiến thức “đi lễ cô sáu nên xin gì?”. Hi vọng, với những thông tin hữu ích vừa rồi sẽ giúp cho quý bạn có được buổi lễ viếng Cô diễn ra trọn vẹn và thuận lợi nhất.
Việc đặt mâm cúng trọn gói, sẽ nhằm tiết kiệm được thời gian công sức. Còn quan trọng hơn hết là tránh tình trạng thiếu sót lễ vật trên mâm cúng, làm cho nghi lễ quan trọng đi lệch với truyền thống.
Hi vọng rằng, Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc Côn Đảo sẽ có cơ hội được phục vụ quý khách tại Côn Đảo – vùng đất linh thiêng.
Liên hệ hotline: 0866.500.779
Fanpage: Đồ Cúng Côn Đảo Tâm Phúc.
Trang web: www.dichvudocungtamphuc.com.
Chi nhánh Côn Đảo: Đường Nguyễn Hữu Tiến, Khu 7, Huyện Côn Đảo, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét