Nghi lễ cúng động thổ là nghi thức gần như bắt buộc đối với nhiều người. Lí do được hiểu phổ biến nhất về nghi lễ là cầu vận may, bình an cho gia chủ và những người thi công. Vậy mâm cúng động thổ cần chuẩn bị gì để đáp ứng được các nhu cầu của truyền thống? Đồ cúng Tâm Phúc xin hướng dẫn cho bạn một cách chi tiết qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết [Ẩn]
Ý nghĩa lễ cúng động thổ theo quan niệm người Việt
Đối với người Việt ra, có 2 quan niệm chính về lễ cúng động thổ như sau:
- Cúng động thổ xuất phát từ quan niệm “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Bởi mỗi vùng đất đều dưới sự cai quản của Thần linh Thổ Thần. Khi bạn làm nhà cũng đồng nghĩa với việc xâm phạm vào đất đai, long mạch. Cho nên việc cúng động thổ là để trình báo, xin phép Thần linh được khởi công công trình. Mong cầu Thần linh che chở cho gia chủ được gặp may mắn, suôn sẻ trong quá trình xây dựng. Bên cạnh đó việc cúng động thổ còn tạo được tâm lý ổn định, yên tâm cho các người thợ xây dựng.
- Lí do thứ 2 để mà người Việt cúng động thổ có liên quan đến, cô hồn và các vong linh. Tại những vùng đất trống, không có con người sẽ là nơi trú ẩn của các cô hồn. Đây là những linh hồn lang thang không được ai thờ cúng, chuyên đi quấy phá. Việc cúng động thổ nhằm lấy lòng các vong linh cô hồn này, để gia chủ tránh được những việc không đáng có.
Mâm lễ cúng động thổ gồm những gì?
Lễ vật cúng động thổ còn là cầu nối để giúp gia chủ bày tỏ được lòng thành với Thần linh. Việc chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng cần gia chủ phải chu đáo, tỉ mỉ. Bạn cần tránh các lễ vật hư hỏng, gây bất kính với Thần linh. Ngoài ra, việc chuẩn bị lễ cúng động thổ giữa các vùng miền sẽ có đôi chút sự khác biệt. Đồ cúng Tâm Phúc xin chia sẻ những lễ vật mà bạn cần phải có trong mâm cúng động thổ.
- Trái cây ngũ quả.
- Hoa cúc lưới, hoa cúc kim cương.
- Đèn cầy ly 1 cặp.
- Bộ nhang rồng phụng và 1 bó nhang trầm.
- Muối hạt.
- Gạo sạch.
- Trà.
- 6 ly sứ (đựng 3 nước, 3 rượu).
- Giấy cúng, tiền vàng.
- 1 phần bánh kẹo.
- 1 bộ trầu cau.
- 5 bộ xôi, chè, cháo trắng (đi kèm 5 bộ chén, muỗng, đũa).
- Gà trống luộc, bộ tam sên.
Bài văn khấn cúng động thổ khởi công làm nhà, công trình…
Quy trình thực hiện nghi lễ cúng động thổ
Đa phần nghi thức làm phép khởi công xây nhà, công trình sẽ có 2 trường hợp như sau:
Quy trình cúng dành cho gia chủ:
Trước khi vào lễ cúng động thổ, bạn cần tối thiểu có các lễ vật như trên.
- Người chủ lễ (gia chủ) thắp 2 ly đèn cầy, mời nước, rượu và nhang rồng phụng.
- Chủ lễ thắp nhang đọc văn khấn (vái đủ 4 phương 8 hướng). Nếu chủ lễ là nam sẽ thắp 7 nén nhang và 9 nén nhang nếu chủ lễ là nữ. Thứ tự cắm nhang sẽ là 3 cây trên mâm cúng, 3 cây dưới đất và đi kèm 1 cây đối với chủ lễ nam (3 cây đối với chủ lễ nữ).
- Đọc văn khấn xong chủ lễ châm thêm nước và rượu lần 2 (chỉ châm khoảng 2/3 ly).
- Nhang cháy còn khoảng 2/3 cây nhang chủ lễ mời nước rượu lần cuối (rót đầy). Thực hiện nghi thức mang tính đả động đến long mạnh như cuốc đất, xếp gạch hay gõ vào tường.
- Nhang tàn rồi đem tiền vàng, giấy cúng đi hóa. Rải muối gạo…
- Hoa khi cúng xong chủ lễ tự tay cắm xuống đất.
Quy trình cúng dành cho các đơn vị thi công:
Ngay sau khi chủ lễ (gia chủ) khấn xong, thì người chủ thầu (chịu trách nhiệm thi công công trình) cũng sẽ phải thắp nhang đọc văn khấn. Bên cạnh đó người chủ thầu còn phải khấn thêm tổ nghề để cầu bình an, may mắn.
Những điều kiêng kỵ trong ngày tổ chức cúng động thổ
Lưu ý khi chọn ngày làm lễ động thổ
Việc chọn ngày giờ cho lễ cúng động thổ được rất nhiều người quan tâm chú trọng. Việc xem ngày cúng động thổ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau ngày của gia chủ. Yêu cầu chọn ngày cúng động thổ phải là ngày hợp với mệnh, tuổi gia chủ.
Người có hạn tuổi vào năm Kim Lâu, Hoang Ốc thì không nên làm nhà, khởi công công trình. Nếu bắt buộc phải làm nhà trong năm thì phải nhờ người khác (mượn tuổi) hợp mệnh.
Các ngày như Ngày Hắc Đạo, Sát Chủ, Trùng tang, Trùng phục… là ngày xấu, không nên cúng động thổ.
Lưu ý khi gia chủ mượn tuổi nhờ người làm nhà?
Cách thực hiện nghi lễ cúng động thổ cho người mượn tuổi tương tự như trên. Nhưng trước khi vào lễ cúng gia chủ cần chuẩn bị giấy bán tượng trưng cho căn nhà, khu đất đó dành cho người mượn tuổi. Giấy bán này sẽ do người gia chủ giữ.
Khi cúng bạn lưu ý, người gia chủ và những người không hợp mệnh cần phải lánh mặt. Đợi khi nào cúng xong gia chủ mới được phép quay lại. Nếu nhà bạn làm lễ đổ mái (hay xây thêm tầng) thì cũng phải nhờ người mượn tuổi này đứng ra cúng.
Giấy bán tượng trưng sẽ được bàn giao, mua lại với giá 100 ngàn đồng vào ngày lễ cúng về nhà mới.
Vừa rồi là tất cả những chia sẻ của Đồ cúng Tâm Phúc về lễ cúng động thổ. Xin chúc cho quý khách hàng của Tâm Phúc có buổi lễ động thổ khởi công diễn ra suôn sẻ, trọn vẹn nhất.
Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc – Chuyên cung cấp các mâm cúng trọn gói tại các tỉnh khu vực miền Nam.
Facebook: Đồ cúng Tâm Phúc
Trang web: www.dichvudocungtamphuc.com.
Hotline: 033.357.3839.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét