Lễ cúng động thổ xây nhà bắt nguồn từ văn hóa người phương Đông. Đây là tục lệ phổ biến tại Việt Nam, người Việt có quan niệm phải tổ chức nghi lễ trước khi thực hiện xây dựng nhà ở. Vậy cách chuẩn bị lễ vật, thực hiện cúng động thổ như thế nào không phải ai cúng biết. Với những thông tin dưới đây mà Tâm Phúc sắp chia sẻ, sẽ giúp bạn nắm được những kiến thức tâm linh cần thiết cho nghi lễ cúng động thổ khởi công xây nhà.
Lễ cúng động thổ xây nhà mang ý nghĩa và mục đích gì?
Cúng động thổ trình báo Thần linh, Thổ Thần cai quản
Nghi lễ cúng động thổ xây nhà được lưu truyền qua các đời và đến nay vẫn còn tiếp tục. Hiểu đơn giản, đây là nghi thức xin phép, báo cáo Thần linh được làm nhà trên mảnh đất này.
Theo quan niệm dân gian người Việt, tại mảnh đất bất kì đều cai quản bởi các Thần linh. Việc xây nhà đã vô tình tác động đến long mạch, xâm phạm đến Thần linh. Bên cạnh đó, qua nghi lễ động thổ này gia chủ còn nhờ sự che chở của Thần linh cho quá trình xây nhà được gặp nhiều may mắn, thuận lợi.
Cúng động thổ nhằm bố thí cho các vong linh
Cúng động thổ còn là hành động đút lót, lấy lòng các vong linh trú ẩn tại mảnh đất trống này. Theo tín ngưỡng dân gian, nơi những mảnh đất trống thường được các vong hồn người mất lang thang lui tới. Đây là những linh hồn không được ai cúng bái, thường gây rắc rối cho người dân. cho nên lễ động thổ là để mong muốn các linh hồn này rời đi, không gây rắc rối cho việc xây nhà.
Tạo lòng tin, thêm sự an tâm cho người thi công xây dựng
Ngoài những lí do trên, đây còn là tục lễ truyền thống tăng thêm lòng tin cho người cùng thi công xây nhà, giúp cho có một tâm lý yên tâm hơn trong quá trình thi công làm nhà.
Những yếu tố quan trọng của lễ cúng động thổ xây nhà
Để có một buổi lễ cúng động thổ xây nhà đầy đủ trọn vẹn, bạn cần nắm rõ 3 điều sau:
- Lễ vật cúng động thổ xây nhà.
- Bài văn khấn động thổ xây nhà.
- Quy trình thực hiện các nghi thức cúng động thổ xây nhà
Chuẩn bị lễ vật cho lễ cúng động thổ xây nhà
Quan niệm “an cư lạc nghiệp”, chuẩn bị lễ cúng động thổ xây nhà là chuyện đại sự trong đời. Theo quan niệm vùng miền mà bạn có thể chuẩn bị thêm các lễ như: Cá lóc nướng, bánh bao chay hay heo quay sữa… Nhưng để có lễ động thổ xây nhà đầy đủ, bạn cần có tối thiếu những lễ vật sau:
- Mâm trái cây ngũ quả.
- Hoa cúc tươi.
- Đèn cây ly 1 cặp.
- Bộ nhang rồng phụng và 1 bó nhang trầm.
- Trà.
- Muối hạt, gạo.
- Nước và rượu mỗi loại 3 ly.
- Giấy cúng, tiền vàng.
- Bánh kẹo.
- Trầu cau 1 bộ (3 hoặc 5 quả cau và 5 lá trầu).
- Bộ xôi chè, cháo trắng – 5 phần.
- 5 bộ chén, đũa, muỗng
- Gà trống ta luộc.
- Bộ tam sên (miếng thịt heo luộc, trứng vịt luộc và tôm luộc).
>> Xem thêm: Mâm cúng động thổ trọn gói, cung cấp bởi Đồ cúng Tâm Phúc.
Nội dung bài văn cúng cho nghi lễ động thổ xây nhà
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Kính lạy Hoàng Thiên hậu thổ chư vị tôn thần.
Kính lạy Quan đương niên, kính lạy Các tôn thần bản xứ.
Hôm nay, ngày .….tháng .….năm …………………….
Tín chủ con là: ………………………………cùng toàn gia quyến, nhất tâm xây dựng công trình nhà ở
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………….
Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày ra trước án. Vì tín chủ con khởi tạo động thổ căn nhà ở địa chỉ:…………………………………………………………………..
Ngôi dương cơ ngụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc…) nhân có lễ vật tịnh tài, hương hoa, đăng, trà, quả, phẩm, dâng cúng bày trên án tọa. Lòng thành tâu lên đức thần linh bốn cõi
Chúng con trộm nghĩ rằng: Tôn thần cai quản lãnh thổ, hùng cứ một phương, thông minh sáng láng, thương đến dân lành, chứng giám lòng thành giáng lâm lễ bạc, giúp cho tín chủ thuận lợi dựng xây. Một thời xây dựng muôn năm trường tồn.
Tín chủ con thành tâm kính mời:
Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần.
Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa.
Ngài Định Phúc Táo Quân.
Các ngài Địa Chúa Long Mạch Tôn Thần và tất cả các vị Thần Linh cai quản ở khu vực này.
Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ được chữ bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ.
Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị tiên chủ hậu chủ và các vị Hương Linh Cô Hồn, y thảo phụ mộc, phảng phất trong khu vực này. Xin mời tới đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ thợ đôi bên, khiến cho an lạc công việc chóng thành.
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám
Nam mô chứng minh sư Bồ Tát (3 lần)
Quy trình thực hiện nghi lễ cúng động thổ xây nhà cho gia chủ
- Đốt 2 ly đèn cầy (nến). Thắp “nhang rồng phụng” và mời 3 ly nước, 3 ly rượu.
- Thắng nhang trầm vái đủ 4 phương, 8 hướng rồi đọc bài văn cúng. Thắp 7 cây nhang đối với chủ lễ nam (9 cây đối với nữ). Chủ lễ căm 3 cây trên mâm cúng mà còn lại cắm xuống đất.
- Đọc văn khấn xong chủ lễ châm thêm nước và rượu.
- Nhang cháy còn 1/2 cây, châm thêm nước rượu (châm đầy).
- Gia chủ thực hiện nghi thức đả động đến đất đai, long mạnh. Bạn có thể quốc đất, xếp gạch đào móng nhà hoặc gõ vào tường nếu bạn làm lễ sửa nhà.
- Đợi cháy hết nhang rồi đi hóa tiền vàng (đốt văn khấn trước).
- Hoa trên mâm cúng khi hết lễ thì phải cắm xuống đất.
Lựa chọn ngày cúng theo phong thủy
Ngày tốt để làm lễ cúng động thổ xây nhà thường sẽ là:
- Ngày Hoàng đạo
- Ngày Sinh khí.
- Ngày Lộc mã.
- Ngày Giải thần.
Không nên chọn những ngày sau để cúng động thổ:
- Ngày Hắc Đạo.
- Ngày Sát Chủ.
- Ngày Thổ cấm.
- Ngày Trùng tang.
- Ngày Trùng phục.
Trong ngày cúng đông thổ xây nhà ở cần phải tránh những người có năm tuổi phạm vào hạn Kim Lâu, Hoàng Ốc, Tam Tai.
Vừa rồi Đồ cúng Tâm Phúc đã chia sẻ cho bạn về việc chuẩn bị lễ cúng động thổ xây nhà. Hi vọng rằng, quý khách hàng của Tâm Phúc sẽ có thể tự chuẩn bị cho gia đình một mâm lễ cúng động thổ đầy đủ, diễn ra trọn vẹn như ý muốn.
Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc – Chuyên cung cấp các mâm cúng trọn gói tại các tỉnh khu vực miền Nam.
Facebook: Đồ cúng Tâm Phúc
Trang web: www.dichvudocungtamphuc.com.
Hotline: 033.357.3839
0 nhận xét:
Đăng nhận xét