Thời điểm trước khi xây dựng nhà cửa, công trình thì gia chủ cần chuẩn bị mâm lễ cúng động thổ để cầu bình an, suôn sẻ cho mọi người thi công và gia đình. Đây là văn hóa truyền thống người Việt được lưu truyền qua nhiều đời, được gìn giữ đến tận nay. Vậy thì cách chuẩn bị mâm cúng động thổ cần những gì? Cách xem ngày cúng động thổ và bài văn khấn động thổ sẽ có trong bài viết sau mà Đồ cúng Tâm Phúc muốn gửi tới các bạn.
Tại sao phải tổ chức mâm lễ cúng động thổ
Theo tín ngưỡng dân gian, khi muốn xây dựng nhà ở, công trình thì đều cần phải làm mâm lễ cúng động thổ. Việc này là để báo cáo xin phép các Thần linh khi gia chủ động chạm đến đất đai, xâm phạm long mạch. Đây là nghi lễ mong cầu sự suôn sẻ may mắn cho công trình được hoàn thiện mà không gặp chuyện bất trắc gì xảy ra.
Người Việt xưa luôn quan niệm rằng: “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vì thế, việc cúng động thổ rất được chú trọng và phổ biến rộng rãi. Đây còn là việc làm thể hiện lòng kính trọng của con cháu đối với các bậc bề trên.
Theo tín ngưỡng dân gian, vùng đất trống còn là nơi trú ẩn của những vong linh hoặc chôn giữ các đồ vật của người đã khuất, đền chùa hay miếu mạo liêng thiêng. Có thể hiểu, lễ cúng động thổ như việc bố thí lấy lòng những linh hồn này chuyển đi nơi khác và không quấy phá chuyện xây dựng.
Để có buổi lễ cúng động thổ trọn vẹn cần những yếu tố gì?
Mâm lễ cúng động thổ và bài văn khấn là 2 yếu tố quan trọng nhất của nghi lễ này. Tâm Phúc xin chia sẻ cho bạn cách chuẩn bị cho một nghi lễ động thổ đầy đủ.
Mâm lễ cúng động thổ đơn giản cần chuẩn bị những gì?
Một mâm lễ cúng động thổ đơn giản nhưng vẫn phải đáp ứng được các yêu cầu của truyền thống. Thì gia chủ cần có những lễ vật như sau cho mâm cúng của mình.
- Hoa, trái cây ngũ quả.
- Nhang, đèn (nhang rồng phụng và bó nhang trầm, 2 đèn cầy ly).
- Muối, gạo (muối hạt, gạo sạch).
- Trà.
- Nước, rượu (3 ly mỗi loại).
- Giấy cúng, tiền vàng.
- 1 dĩa bánh kẹo.
- 5 phần cháo trắng.
- 1 bộ trầu cau.
- 5 phần xôi, chè.
- Gà trống luộc, tam sên.
- Muỗng, đũa, chén 5 bộ.
Bài văn cúng động thổ khởi công
Cách chọn ngày cúng động thổ mà gia chủ cần biết
Nên tổ chức mâm lễ cúng động thổ vào ngày nào?
Quan niệm “Ngày lành tháng tốt” ảnh hưởng đến sự suôn sẻ của việc xây dựng ngôi nhà.
Ngày, giờ tốt phải hợp tuổi với gia chủ hoặc người được gia chủ mượn tuổi.
Thông thường mọi người chọn ngày tổ chức mâm lễ cúng động thổ sẽ là những ngày:
- Ngày Hoàng Đạo.
- Ngày Sinh khi.
- Ngày Lộc Mã.
- Ngày Giải Thần.
Ngoài ra gia chủ cần tránh các ngày sau để làm nhà:
- Ngày Hắc Đạo, ngày
- Ngày Sát chủ, ngày
- Ngày Thổ Cấm, ngày
- Ngày Trùng tang, ngày
- Ngày Trùng phục.
- Ngày Tam nương
- Ngày Thọ tử
- Ngày Dương công kỵ nhật.
Ngày Tam nương:mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22 và ngày 27 Âm lịch.
Ngày Thọ tử:mùng 5, 14 và ngày 23 Âm lịch.
Ngày Dương công kỵ:Là các ngày 13 tháng Giêng, ngày 11 tháng 2, ngày 9 tháng 3, ngày 7 tháng 4, ngày 5 tháng 5, ngày 3 tháng 6, ngày 8 và 29 tháng 7, ngày 27 tháng 8, ngày 25 tháng 9, ngày 23 tháng 10, ngày 21 tháng 11, ngày 19 tháng Chạp.
Chọn ngày cúng động thổ dựa theo hướng nhà
- Nếu nhà ở hướng Nam: Gia chủ nên tránh các ngày Tý , Thân, Thìn. Vì nhà hướng Nam thuộc hành Hỏa khắc với Thủy.
- Nếu nhà ở hướng Tây: Gia chủ nên tránh các ngày Mùi, Hợi, Mão. Vì nhà hướng Nam thuộc hành Kim khắc với Mộc
- Nếu nhà ở hướng Đông: Gia chủ nên tránh các ngày Dậu, Sửu và Tỵ. Vì nhà hướng Đông thuộc hành Mộc tương khắc với Kim.
- Nếu nhà ở hướng Bắc: Gia chủ nên tránh các ngày Dần, Ngọ, Tuất. Vì nhà hướng Đông thuộc hành Thủy tương khắc với Hỏa.
Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc – Chuyên cung cấp các mâm cúng trọn gói tại các tỉnh khu vực miền Nam.
Facebook: Đồ cúng Tâm Phúc
Trang web: www.dichvudocungtamphuc.com.
Hotline: 033.357.3839
0 nhận xét:
Đăng nhận xét