Header Ads

Tìm hiểu Côn Đảo linh thiêng và cách chuẩn bị mâm lễ

 sam le co sau o con dao noi nao uy tin

Côn Đảo linh thiêng không chỉ đơn thuần là địa điểm để trải nghiệm du lịch tâm linh của Việt Nam. Đây còn là nơi gắn liền với huyền thoại Võ Thị Sáu và các vị anh hùng đã hy sinh vì đất nước. Trong bài viết này, Đồ cúng Tâm Phúc sẽ giúp bạn hiểu rõ về cách chuẩn bị lễ vật. Bên cạnh đó, bạn còn được hiểu thêm

vieng mo co sau tai con dao linh thieng
Hình ảnh viếng mộ cô Sáu tại Côn Đảo linh thiêng

Nghĩa trang Hàng Dương địa điểm nổi tiếng Côn Đảo linh thiêng nhất

Đi tới Côn Đảo mà không viếng thăm nghĩa trang Hàng Dương thì xem như chưa đến hòn đảo lịch sử này. Có một nhà thơ vô danh đã viết nên những lời sau:

“Ai đến Hàng Dương cũng đều đi rất nhẹ

Thấy dưới chân mình là máu là xương

Máu thấm máu, ngấm từng hạt cát

Xương chồng xương, hóa đất Hàng Dương”.

Nói tới vùng đất Côn Đảo linh thiêng, là phải nhắc đến nghĩa trang Hàng Dương. Nghĩa trang Hàng Dương nằm dưới chân núi ở đường Nguyễn Anh Ninh ngày nay. Với diện tích lớn nhất tại Côn Đảo trải rộng 19 hecta. Nơi đây được phân chia thành 4 khu chính thứ tự là A, B, C, và D. Hành Dương chính là nghĩa trang liệt sĩ lớn nhất Côn Đảo. Đồng thời là nghĩa trang liệt sĩ có lịch sử lâu đời nhất nước ta. Theo ước tính nơi đây có tới gần 20 ngàn mộ liệt sỹ.

Tính tới ngày giải phóng năm 1975, nghĩa trang Hàng Dương đã tròn 35 tuổi. Trong suốt 35 năm này, ước tính có tới 6 ngàn tù nhân đã chết và chôn vùi ở đây. Tên gọi Nghĩa trang Hàng Dương được định danh bởi trước kia, tại khu vực này còn có rất nhiều cây phi lao cổ thụ, và người miền Nam gọi là cây Dương Liễu.

Mỗi ngôi mộ tại nghĩa trang Hàng Dương là một số phận bi hùng, và là một chứng tích về tội ác của bọn Thực dân đế quốc. Trong suốt 113 năm hoạt động, ngục tù tại Côn Đảo ghi nhận khoảng 20.000 tù nhân đã phải mất mạng. Nhưng dấu vết cho thấy, hiện nay chỉ còn lại là 1.921 phần mộ. Trong đó có 713 phần mộ tìm được danh tính. Sự thất lạc quá lớn là bởi việc người chết hết sức sơ sài của bọn thực dân.

Ngoài việc chốn cất vào hố cạn và chỉ cắm một cọc với tấm bảng nhỏ ghi số hiệu tù nhân. Bọn chúng còn đưa tù nhân đi lao động khổ sai, ai kiệt sức rồi chết thì sẽ cho chôn vùi ngay tại chỗ.

Hình ảnh mâm lễ Côn Đảo

Huyền thoại về cô Sáu Côn Đảo là ai?

Đối với một người dân Việt Nam ai cũng ít nhiều được nghe về anh hùng Võ Thị Sáu. Còn người hiểu rõ nhất không ai khác là người dân tại Côn Đảo. Trải qua hơn 7 thập kỉ chuyện về cô Sáu linh thiêng hay “Chị Sáu hy sinh, hóa vị thần bất tử” vẫn được lưu truyền nơi đây.

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu, tên thật của chị là Nguyễn Thị Sáu. Cô sinh năm 1933 tại Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Võ Thị Sáu trở thành chiến sĩ trinh sát của Đội Công an xung phong Đất Đỏ khi chỉ mới 14 tuổi.

Thời bấy giờ, cô nổi tiếng với nhiệm vụ tiêu diệt quân giặc tại miền đất đỏ quê nhà. Vào năm 1950, cô bị bắt trong 1 lần trốn thoát không thành. Tại phiên tòa đại hình, với lòng yêu nước mãnh liệt, cô bị kết án tử hình tuy mới 16 tuổi.

Bởi việc kết án tử hình đối với người chưa đủ tuổi vị thành niên, quân Pháp bị dư luận phản đối kịch liệt. Vì thế cô đã bị đày ra Côn Đảo, vì quân Pháp muốn né tránh dư luận.

Vào lúc 7 giờ sáng (23/1/1952), nữ tử tù chưa đầy 18 tuổi ở Côn Đảo không cho kẻ thù bịt mắt tại trường bắn. Cô khong hề run sợ và cất cao giọng hát bài “Tiến quân ca”. Cô hét lớn “Đả đảo thực dân Pháp! Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm!”. Sau đó, người nữ chiến sĩ anh dũng miền đất đỏ đã ra đi mãi mãi.

>> Tham khảo thêm: “Những câu chuyện tâm linh bí ẩn cô Sáu Côn Đảo“.

mam cung co sau con dao
Mâm cúng cô Sáu Côn Đảo đơn giản

Chuẩn bị mâm lễ khi đi lễ tại Côn Đảo linh thiêng

Nói đến việc đi lễ các chiến sĩ tại Côn Đảo linh thiêng. Thông thường người đi viếng cần chuẩn bị được 2 mâm lễ:

  • Mâm cúng cô Sáu Côn Đảo.
  • Mâm cúng tượng đài chiến sĩ Côn Đảo.

Đi thăm Mộ cô Sáu cần mua những gì?

Khi đi viếng mộ cô Sáu bạn cần tối thiểu có các đồ lễ như sau:

  • Áo dài.
  • 1 bọc vàng thuyền.
  • 1 bộ trang sức tròn.
  • 1 bó nhang.
  • 1 lễ tiền vàng.
  • 1 khăn rằn.
  • 1 đôi guốc.
  • 1 cặp đèn cầy.
  • 1 nón lá thường.
  • 1 bài văn khấn cúng cô Sáu.
  • Ngũ quả gồm: Táo, cam, xoài, thanh long và Lê-ki-ma.
  • 1 bó hoa cúc trắng.

Nếu bạn có dư dả thời gian, bạn có thể chuẩn bị lễ vật đầy đủ hơn như sau: “Mâm cúng cô sáu Côn Đảo hoàn chỉnh“.

Đồ lễ tượng đài chiến sĩ Côn Đảo gồm những gì?

Trước khi đi viếng mộ vào buổi tối, bạn cần đến tượng đài chiến sĩ để làm lễ trước. Cụ thể dưới đây là danh sách các lễ vật bạn cần có trong mâm cúng chiến sĩ Côn Đảo.

  • 1 Áo hộp đẹp.
  • 1 mũ cối.
  • 1 dép cao su.
  • 1 lễ tiền.
  • 1 bọc vàng thuyền.
  • 1 điếu cày.
  • 1 vàng khay lớn.
  • 1 bộ mã Mỹ phẩm nam.
  • 1 chai rượu nếp.
  • 1 cặp đèn cầy.
  • 1 bó nhang.
  • 1 gói trà lớn.
  • Ngũ quả gồm: Táo, cam, xoài, thanh long và đu đủ.
  • Lẵng hoa đẹp theo mùa (tùy theo lẵng hoa mà kết hợp các loại hoa sau: hoa cúc trắng, cúc mẫu đơn, hoa ly trắng, hoa sen trắng, hoa hồng trắng, hoa lan trắng, hoa tulip trắng, …).

> Tham khảo thêm: “Các gói dịch vụ mâm cúng Côn Đảo trọn gói“.

mam cung co sau va chien si con dao
Mâm cúng cô Sáu và chiến sĩ Côn Đảo

Địa điểm nổi tiếng khác tại Côn Đảo linh thiêng nên đi một lần trong đời

Ngoài việc viếng mộ cô Sáu cùng các chiến sĩ tại nghĩa trang Hàng Dương. Thì tại Côn Đảo linh thiêng này, bạn còn có những địa điểm tâm linh khác không thể bỏ qua.

Chùa Núi Một (Vân Sơn Tự)

Đây là ngôi chùa duy nhất tại Côn Đảo. Với sự nổi tiếng và linh thiêng, chùa còn là nơi đến đầu tiên của nhiều du khách khi đến Côn Đảo. Ngôi chùa được quân giặc cho xây dựng trong thời chiến. Một phần là để phục vụ tín ngưỡng tôn giáo có các công chức. Phần còn lại là để che giấu tội ác của chúng đối với các người tù chính trị nước ta.

Vì công cuộc xây dựng ngôi chùa này mà đã biết bao sinh mạnh của các chiến sỹ đã phải hy sinh.

An Sơn Miếu (Miếu bà Phi Yến)

An Sơn Miếu được xây dựng để tôn thờ Bà Phi Yến (năm 1785). Bà chính là thứ phi của Vua Gia Long. Bà Phi Yến và cô Sáu được xem là 2 nữ thần hộ mệnh của cả Côn Đảo. Thông thường người dân sẽ đến đây để cầu tình duyên.

Nghĩa trang Hàng Keo

Đây là nghĩa trang nổi tiếng thứ 2 sau nghĩa trang Hàng Dương. Các phần mộ của chiến sĩ ở đây được di dời qua Hàng Dương. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều các chiến sĩ bị chôn vùi nơi đây mà không thể tìm thấy. Hiện trạng nơi đây chủ yếu là rừng hoang vu.

Miếu Ngũ Hành (Miếu Năm Cô)

Miếu Ngũ Hành hay còn gọi với tên quen thuộc là Miếu Năm Cô. Nơi đây thờ 5 vị nữ Thần tương ứng với ngũ hành tương sinh. Người dân đến đây chủ yếu là cầu thành công trong việc kinh doanh buôn bán.

Miếu Cậu Cải (Hoàng tử Cải)

Đây là ngôi miếu thờ hoàng tử Hội An, con trai của bà Phi Yến và cua Gia Long. Người dân gọi miếu này là miếu cậu Cải vì tên thường gọi là hoàng tử Cải. Cậu bị mất khi chỉ mới 5 tuổi. Người dân đến viếng và thường xin thành công trong học hành thi cử và sự nghiệp.

do le cung co sau con dao
Đồ lễ cúng cô Sáu Côn Đảo

Quý bạn vừa cùng Đồ cúng Tâm Phúc tìm hiểu về mảnh đất Côn Đảo linh thiêng. Hy vọng rằng, với những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp cho quý bạn có được chuyến đi lễ Côn Đảo thật suôn sẻ và trọn vẹn nhất.

Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc hiện nay đã có thể đáp ứng hầu hết các tỉnh miền Nam như: Cần thơ, Long An, Vũng Tàu, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai,… và còn nhiều tỉnh khác.

Việc đặt mâm cúng trọn gói, sẽ nhằm tiết kiệm được thời gian công sức. Còn quan trọng hơn hết là tránh tình trạng sai thiếu lễ vật trên mâm cúng làm cho nghi lễ quan trọng đi lệch với truyền thống.

Hi vọng rằng, Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc sẽ có cơ hội được phục vụ quý khách tại Côn Đảo – vùng đất linh thiêng.

Liên hệ hotline: 033.357.3839

Fanpage: Đồ Cúng Trọn Gói Tâm Phúc.

Trang web: www.dichvudocungtamphuc.com

Share on Google Plus

About Tin bong da

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Những Tín Hiệu Lạc Quan Giúp Thị Trường BĐS Phục Hồi Nhanh Sau Dịch Covid-19

  Trao đổi với Tuổi Trẻ về vấn đề đang gây tranh cãi ở sách Mĩ thuật lớp 6, đại diện Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam cho biết thông tin được...