Header Ads

Dọn nhà mới cúng gì để thu hút tài lộc, bình an?

 dọn nhà mới cúng gì

Cuộc sống hiện nay, tại các gia đình trẻ đa số mọi người chưa có kinh nghiệm trong nghi lễ cúng bái truyền thống. Vấn đề dọn nhà mới cúng gì, còn khá khó khăn đối với quý gia chủ. Qua bài viết này, Đồ cúng Tâm Phúc xin hướng dẫn cho bạn cách chuẩn bị lễ vật trong mâm cúng về nhà mới theo đúng quy chuẩn của truyền thống. Bên cạnh đó bạn sẽ nắm được các bài văn khấn và những lưu ý quan trọng của nghi lễ truyền thống này.

mam cung ve nha moi chung cu don gian
Mâm cúng về nhà mới chung cư đơn giản

Chuyển dọn nhà mới cúng gì? Tại sao phải cúng về nhà mới (nhập trạch)?

Trước khi tìm hiểu về việc dọn nhà mới cúng gì, Tâm Phúc muốn bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của nghi lễ. Từ đó giúp cho nét đẹp văn hóa của người Việt ta được mãi lưu truyền.

Ý nghĩa lễ cúng về nhà mới

Người Việt tin rằng, tại mỗi vùng đất hay khu vực nào đều sẽ có Thần linh cai quản. Câu nói “Đất có Thổ công, Sông có hà bá”, rất quen thuộc khi nào về quan niệm tâm linh của dân gian. Vào thời điểm chuyển dọn về nhà mới, gia chủ phải làm mâm lễ cúng nhà mới hay còn gọi là “nhập trạch”. Lễ cúng về nhà mới giúp gia chủ bày tỏ lòng thành, trình báo với Thần linh về sự có mặt của gia đình tại căn nhà mới. Mong ước cho các thành viên trong gia đình sẽ được Thần linh che chở, phù hộ gặp may mắn, bình an và tránh được những chuyện không may xảy ra trong quãng thời gian sau này. Có thể hiểu đơn giản rằng đây là nghi lễ đăng kí hộ khẩu với Thần linh nơi đây.

Ngoài ra lễ cúng về nhà mới cũng là dịp để gia chủ xin phép đưa rước vong linh gia tiên về nhà mới. Đồng thời gia chủ cũng xin phép chuyển dời bàn thờ Thần linh từ nhà cũ qua nhà mới này.

mam cung nhap trach mien bac don gian
Mâm cúng nhập trạch miên Bắc đơn giản

Dọn nhà mới cúng gì? Hướng dẫn chuẩn bị lễ vật cúng nhà mới

Dọn nhà mới cúng gì? hay việc chuẩn bị lễ vật cúng nhà mới sẽ không có 1 khuôn khổ nào làm tiêu chuẩn. Việc gia đình sắm sửa mâm lễ cúng nhà mới còn phải phụ thuộc vào văn hóa vùng miền. Nhưng không vì thế mà người chuẩn bị mâm cúng có thể sự tỉ mỉ trong công đoạn chuẩn bị lễ vật. Đồ cúng Tâm Phúc xin liệt kê ra những lễ vật mà gia chủ cần phải có trong nghi lễ cúng về nhà mới.

  1. Mâm trái cây ngũ quả (yêu cầu có 5 loại quả khác nhau). Việc chọn trái cây đa số sẽ chọn theo màu sắc tương ứng với ngũ hành và chọn theo ý nghĩa của tên gọi.
  2. Hoa tươi thông thường sẽ là hoa cúc, số lượng tối thiểu là 10 bông.
  3. Nhang rồng phụng và nhang trầm.
  4. 1 cặp đèn cầy ly (có thể thay thế bằng cây nến lớn).
  5. Bộ giấy cúng nhập trạch về nhà mới.
  6. Bánh kẹo.
  7. 5 phần (chè, xôi, cháo trắng), thông thường sẽ là xôi gấc đỏ và chè đậu trắng.
  8. Gà trống ta luộc chéo cánh tiên.
  9. 1 bộ tam sên (gồm 1 miếng thịt heo luộc, 3 hoặc 5 con tôm và trứng).
  10. Nước và rượu mỗi thứ 3 ly.
  11. 3 hũ sứ đựng muối, gạo và nước .Gia chủ chọn kích thước không cần quá to, chỉ cần phù hợp với kích thước của bàn thờ ông Địa. Bởi lẽ, sau khi cúng xong 3 hũ sứ này gia chủ sẽ đặt lên bàn thờ ông Địa – Thần tài.
  12. Lư sứ đựng đồ xông nhà (lư trầm xông sứ).
  13. Trầu cau 1 phần (5 lá trầu, 3 quả cau hoặc 5 miếng trầu cau têm).
Mâm cúng nhà mới đơn giản

Những điều kiêng kỵ trong nhà dọn về nhà mới, gia chủ phải nằm lòng

  • Bạn nên xem xét kĩ lưỡng vấn đề chọn ngày giờ tốt để chuyển về nhà mới. Ngày giờ chuyển về nhà mới phải hợp với mệnh và tuổi của gia chủ.
  • Tất cả thành viên trong nhà không được đi tay không khi bước vào nhà. Điều này là biểu tượng của sự thiếu tốn, không đầy đủ trong cuộc sống sau này.
  • Người đầu tiên bước vào nhà sẽ là gia chủ, cầm theo bài vị và tượng Thần ở nhà cũ. Gia chủ nhớ phải bước chân trái vào trước.
  • Đồ vật đầu tiên mà các thành viên mang vào sẽ là cái chiếu đang còn sử dụng.
  • Người không phải thành viên gia đình sẽ không được hỗ trợ chuyển nhà nếu cầm tinh con hổ.
  • Gia chủ nên chuyển nhà lúc trời sáng, cụ thể là buổi sáng hoặc giữa trưa. Tránh tuyệt đối chuyển nhà vào ban đêm, khi trời sắp tối.
  • Gia chủ phải đốt lò than để trước cửa nhà cho mọi người bước qua khi chuyển đồ.
  • Gia chủ phải sáng đèn và mở toàn bộ cửa trong ngôi nhà để lưu thông khí huyết. Ngoài ra đây còn gọi là đánh thức ngôi nhà mới.
  • Gia đình không nên ngủ trưa tại nhà mới. Dân gian quan niệm việc ngủ trưa là biểu hiện của sự lười biếng, ốm đau. Nếu ngủ trưa tại nhà mới sẽ làm cho việc làm ăn, tài lộc của gia chủ chậm phát.
  • Gia chủ sẽ phải ngủ lại 1 đêm tại căn nhà mới. Trường hợp gia đình bạn chỉ cũng lấy ngày đẹp mà chưa chuyển ở hẳn tại nhà mới thì gia chủ vẫn sẽ phải là người ngủ tại đây 1 đêm.
Hình ảnh lễ vật “dọn nhà mới cúng gì?”

Nghi thức xông nhà là gì?

Thời điểm gia đình chuyển về nhà mới thì vấn đề không gian sống sẽ là 1 trong những quan tâm hàng đầu. Trong lĩnh vực tâm linh, gia đình phải cần làm sạch không khí trong nhà, loại bỏ đi những luồng khí tiêu cực trong nhà.

Theo dân gian, xông nhà (gọi là tẩy uế) là nghi thức rất cần thiết trong ngày về nhà mới. Việc xông nhà giúp cho gia chủ tẩy đi hết những khi xấu, tà khí trong ngôi nhà. Từ đó, tạo chỗ trống cho sinh khí phát triển mang đến cho gia đình sự may mắn, bình an. Bạn có thể sử dụng bột xông trầm, rễ cây hương liệu hay bồ kết để xông nhà.

 

Bài cúng rước ông bà về nhà mới

Nam mô a di Đà Phật (3 lần)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật,

– Kính lạy ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần. Kính lạy Hoàng Thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần.Kính lạy Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân, cùng các chư vị Tôn thần.

– Kính lạy Tổ tiên, Hiển thảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh nội ngoại họ:  (Họ của gia chủ) …………

Chúng con là: (Họ và tên các thành viên trong các gia đình)

  1. ……………………………………………………………………
  2. ……………………………………………………………………
  3. ……………………………………………………………………
  4. ……………………………………………………………………
  5. ……………………………………………………………………

Hôm nay là ngày ….. tháng ……… năm ……………âm lịch. Chúng con thiết lập linh sàng, sửa biện lễ vật, dâng lên bàn thờ, trước linh tọa kính trình các cụ nội ngoại Gia Tiên. Nhờ hồng phúc Tổ Tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới (nhập trạch vào nơi ở mới). Nhân chọn được ngày lành tháng tốt , thiết lập án thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ tại: (Địa chỉ) ………………………………………………………………………………..

Cúi xin các cụ, ông bà Tổ tiên cùng chư vị hương linh nội ngoại họ: (Họ của gia chủ) ………………… thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an, mạnh khỏe xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Anh linh chiếu giám, cảm niệm ơn dày.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật (3 lần)

mam le cung ve nha moi thue
Mâm lễ cúng về nhà mới thuê

Bài cúng thổ công về nhà mới

bai van cung ve nha moi
Bài văn cúng về nhà mới, trích từ “Sách văn khấn cổ truyền Việt Nam”.

Vừa rồi là những chia sẻ hữu ích về vấn đề “dọn nhà mới cúng gì?”. Hi vọng rằng, qua bài viết trên quý bạn sẽ có lê cúng về nhà mới suôn sẻ, trọn vẹn. Nếu gia đình bạn  không có đủ thời gian để chuẩn bị lễ vật, hãy liên hệ với Đồ cúng Tâm Phúc để tham khảo các gói dịch vụ mâm cúng trọn gói về nhà mới nhé.

Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc – Chuyên cung cấp các dịch vụ mâm cúng trọn gói.

Website: dichvudocungtamphuc.com

Hotline: 033.357.3839

Fanpage FacebookĐồ cúng Trọn gói Tâm Phúc

dọn nhà mới cúng gì

Share on Google Plus

About Tin bong da

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Những Tín Hiệu Lạc Quan Giúp Thị Trường BĐS Phục Hồi Nhanh Sau Dịch Covid-19

  Trao đổi với Tuổi Trẻ về vấn đề đang gây tranh cãi ở sách Mĩ thuật lớp 6, đại diện Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam cho biết thông tin được...