Ngày mùng 5 tháng 5 là ngày gì? Là vấn đề mà Đồ cúng Tâm Phúc nhận được từ các gia đình trẻ hiện nay. Bởi lẽ với cuộc sống hiện đại ngày nay, việc văn hóa truyền thống Việt đang dần được ít các bạn trẻ quan tâm.
Ngày 5/5 Âm lịch là một ngày lễ truyền thống Việt rất quan trọng đối với người nông dân. Nghi lễ này chỉ đứng sau lễ Tết Nguyên Đán. Bài viết này của Tâm Phúc sẽ giúp bạn tự tổ chức được nghi lễ mùng 5 tháng 5 đúng chuẩn truyền thống.
Nội dung bài viết [Ẩn]
Mùng 5 tháng 5 là ngày gì? Hướng dẫn chuẩn bị lễ cúng
Nguồn gốc mùng 5 tháng 5 là ngày gì?
Lễ mùng 5 tháng 5 Âm lịch, còn được biết với là Tết Đoan Ngọ hay tết diệt sâu bọ. Ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch được biết đến với sự tích dân gian sau:
Theo phong tục Việt, dân làng thường sẽ mở hội ăn mừng sau khi kết thúc vụ mùa bội thu. Biến cố diễn ra vào năm đó, thời điểm đầu tháng 5 Âm lịch, sâu bọ từ đâu kéo đến phá hết những thành quả đã thu hoạch. Giờ đây vấn đề sâu bọ trở thành rắc rối lớn ảnh hưởng đến nguồn sống của dân làng. Bỗng có người lạ đi tới tự xưng là Đôi Truân, là một ông lão. Ông nói dân làng, mỗi gia đình về lập đàn cúng (gồm trái cây, bánh tro, lá xông…).
Người dân làm theo lời và chỉ trong chốc lát, tất cả sâu bọ là rơi rụng hết xuống đất. Ông lão còn căn dặn thêm, cứ vào đúng ngày này, hãy làm lễ như vậy sẽ giải quyết được lũ sâu bọ. Sau đó, ông lão đã biến mất trước khi dân làng kịp cảm tạ công ơn này.
Hằng năm, cứ vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch người dân ta gọi là ngày “diệt sâu bọ”. Đồng thời, nghi lễ thường diễn ra vào giờ Ngọ, giữa trưa. Cho nên dân gian thường gọi là Tết Đoan Ngọ.
Vừa rồi là nguồn gốc lễ tết ngày mùng 5 tháng 5 là ngày gì? Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau của Tâm Phúc:
Lễ vật cho mâm lễ cúng mùng 5 tháng 5 Âm lịch
Dịch vụ Đồ cúng Tâm Phúc xin được liệt kê các lễ vật và dụng cụ cần cho một mâm cúng tết Đoan Ngọ, các bạn cùng tham khảo để tự chuẩn bị mâm cúng hoàn chỉnh, đầy đủ cho gia đình mình nhé.
- Trái cây ngũ quả.
- Hoa cúc.
- Nhang Rồng Phụng và bó nhang trầm.
- Đèn cầy ly 1 cặp.
- Gạo, muối.
- Trà.
- 6 ly sứ (đựng 3 nước, 3 rượu).
- Giấy cúng mùng 5 tháng 5.
- Cơm rượu.
- Bánh tro.
- Trầu cau.
- Chè trôi nước.
- Xôi gấc.
- Bánh kẹo.
- Lá xông.
- Chả lụa.
- Gà trống luộc.
Bài văn cúng mùng 5 tháng 5 Âm lịch
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ chúng con là:………………………………………………………….
Ngụ tại:…………………………..………………..………………..…..
Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Những tục lệ có trong ngày cúng lễ mùng 5 tháng 5
Vừa rồi quý bạn đã nắm được mùng 5 tháng 5 là ngày gì. Tâm Phúc xin chia sẻ về những tục lệ mà người Việt ta làm trong ngày lễ này.
- Ngày mùng 5 tháng 5, người dân thường phải dậy sớm để nấu và chuẩn bị rượu nếp, trái cây (mâm, roi, đào, sấu…). Với quan niệm rằng những lễ này sẽ khiến lũ sâu bị bị say và tiêu diệt.
- Dân ta thường lấy ít vôi xoa lên bụng, thái dương để ngăn nhức đầu, đau bụng cho các em bé chưa biết đi.
- Chuẩn bị lá loại lá để xông nhằm mục đích giải độc trong cơ thể.
Nên cúng mùng năm tháng nào buổi nào?
Đây sẽ là thông tin cuối cùng mà Tâm Phúc muốn giải đáp cho bạn trong bài viết “mùng 5 tháng 5 là ngày gì”.
Lễ cúng ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch sẽ diễn ra lúc giữa trưa. Đây là thời điểm Dương khí phát triển đỉnh điểm mang lại điều thuận lợi may mắn.
Từ “Đoan” có nghĩa là mở đầu và Ngọ là là giờ Ngọ bắt đầu từ 11h đến 13h. Tức là thời điểm để gia chủ thực hiện nghi lễ cúng sẽ là giữa trưa trong giờ Ngọ.
Mâm cúng mùng 5 tháng 5 đơn giảnVới những thông tin hữu ích trong mà Tâm Phúc đã chia sẻ trong bài viết “mùng 5 tháng 5 là ngày gì?”. Xin chúc quý gia đình bạn có ngày Tết Đoan Ngọ vui vẻ, sum vầy và lễ cúng diễn ra suôn sẻ trọn vẹn.
Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc – Chuyên cung cấp các mâm cúng trọn gói tại các tỉnh khu vực miền Nam.
Facebook: Đồ cúng Tâm Phúc
Trang web: www.dichvudocungtamphuc.com.
Hotline: 033.357.3839
0 nhận xét:
Đăng nhận xét