Header Ads

Ngày lễ mùng 5 tháng 5 cần có những lễ vật gì?

 mam com cung mung 5 thang 5

Ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch là ngày gì? Còn là nhiều thắc mắc đối với nhiều người. Bởi cuộc sống hiện đại ngày nay, kiến thức tâm linh về các lễ cúng truyền thống đang dần được ít người biết đến. Đồ cúng Tâm Phúc xin hướng dẫn bạn cách chuẩn bị mâm lễ cúng mùng 5 tháng 5 Âm lịch đúng theo quy chuẩn truyền thống.

mam cung mung 5 thang 5 am lich
Mâm cúng mùng 5 tháng 5 Âm lịch (Tết Đoan Ngọ), cung cấp bởi Đồ cúng Tâm Phúc.

Ý nghĩa của ngày lễ tết mùng 5 tháng 5 Âm lịch

Ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch được gọi là Tết Diệt sâu bọ, Tết Đoan Ngọ. Phong tục lễ cúng này được bắt đầu từ câu chuyện truyền thuyết sau:

Câu chuyện bắt đầu vào ngày hội ăn mừng thường lệ của người nông dân vào cuối vụ mùa. Trong lúc mọi người đang vui vẻ vì một vụ mùa bội thu, thì bất ngờ bị sâu bọ từ đâu đến phá hết. Từ đó cuộc sống người nông dân đang là vấn đề nguy cấp và không biết nên giải quyết thế nào. Bỗng có một ông lão từ xa đến tên là Đôi Truân.

Người này chỉ cho dân chúng về nhà mình lập đàn cúng tế rồi tiến hành nghi lễ. Đồng thời cứ mỗi năm, người dân hãy làm điều tương tự thì lũ sâu bọ sẽ được giải quyết. Sau khi mọi người làm theo đúng lời dặn, chỉ trong thời gian ngắn lũ sâu bọ đã bị tiêu diệt hết sạch. Điều này giúp cho người dân vui mừng khôn xiết. Tuy nhiên ông lão đã đi mất trước khi dân làng kịp tìm đến ông để cảm ơn.

Từ đó, cứ vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm dân chúng đều tổ chức nghi lễ để cảm tạ công ơn của ông lão. Vì vậy mà có cái tên cho ngày lễ ngày này là Tết diệt sâu bọ. Ngoài ra nghi lễ ngày diễn ra vào thời điểm giữa trưa cho nên gọi là Tết Đoan Ngọ. Đoan nghĩa là bắt đầu và Ngọ là từ 11h trưa đến 13h.

le cung mung 5 thang 5 tet doan ngo
Lễ cúng mùng 5 tháng 5 đơn giản

Mâm lễ cúng mùng 5 tháng 5 Âm lịch gồm những gì?

Thông thường vào lễ Tết mùng 5 tháng 5 tùy theo các vùng miền mà có các lễ sau:

Rượu nếp, cơm rượu.

Vào sáng sớm người dân thường dậy sớm để chuẩn bị rượu nếp, nếp cẩm và cơm rượu. Người việt xưa quan niệm trong bụng, cơ thể người thường có các con sâu, các loài kí sinh. Việc ăn và uống các đồ chua cay, hay thực phẩm chứa nhiều men sẽ dễ dàng tiêu diệt chúng.

Bánh tro.

Bánh tro được người dân cho rằng là lễ vật không thể thiếu trong câu chuyện truyền thuyết trên. Bánh tro được làm từ gạo nếp ngâm cùng với nước tro của các loại cây khô. Bánh được gói bởi lá chuối rồi nấu lên có màu vàng.

Trái cây, hoa quả.

Thông thường người dân sẽ chọn những loại hoa quả như: mận, roi, xoài, vải… để ăn vào ngay sau khi thức dậy nhằm diệt sâu bệnh trong cơ thể.

Bánh Bá Trạng.

Đây là loại bánh không thể thiếu trong văn hóa người Hoa. Nhưng dần theo thời gian món ăn này cũng đã trở nên rất quen thuộc của người Việt ta. Loài bánh này nhìn qua trông giống với bánh ú những lại có kích thước lớn hơn.

Vỏ ngoài của bánh được làm từ nếp và đậu chọn lọc kĩ càng. Ngoài ra, nếp và đậu đã được ngâm cùng với các vị thảo dược qua đêm. Nhân bánh sẽ tùy theo khẩu vị từng nhà chứ không hề có quy chuẩn. Bánh được gói bằng lá dong.

Thịt vịt

Vào tháng 5 Âm lịch chính là thời điểm thích hợp cho vịt phát triển nhất. Người miền Trung thường ăn thịt vịt  giúp cơ thể thanh mát.

Chè trôi nước

Đây là loại chè đặc trưng của người miền Nam. Chè trôi nước làm từ bột nếp và nhân làm từ đậu xanh. Người dân khi ăn chè này sẽ đi kèm với nước cốt dừa.

Chè kê

Chè kê là phong tục ngày Tết Đoan Ngọ của người Huế. Hạt kê được người dân xay ra và bỏ vỏ, ngâm nước rồi và đun sôi cho nở đều. Thời điểm hạt kê nở ra sền sệt là đạt yêu cầu, mọi người sẽ thêm đường và gừng để hoàn thiện món ăn.

> Xem thêm: Ngày lễ mùng 5 tháng 5 cần có những lễ vật gì?

mam le cung mung 5 thang 5
Mâm lễ cúng mùng 5 tháng 5

Bài văn khấn cúng tết đoan ngọ mùng 5 tháng 5

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là:…………………………………………………………

Ngụ tại:…………………………..………………..………………..…..

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

bai van cung mung 5 thang 5 te doan ngo
Bài văn cúng mùng 5 tháng 5 Tết Đoan Ngọ

Như vậy, bạn đã hiểu rõ Tết Đoan Ngọ có ý nghĩa gì, Tết Đoan Ngọ thường cúng gì và hướng dẫn cách cúng Tết Đoan Ngọ, văn cúng truyền thống giúp bạn chuẩn bị cho ngày này.

Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc – Chuyên cung cấp các mâm cúng trọn gói tại các tỉnh khu vực miền Nam.

Facebook: Đồ cúng Tâm Phúc

Trang web:  www.dichvudocungtamphuc.com. 

Hotline: 033.357.3839

Share on Google Plus

About Tin bong da

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Những Tín Hiệu Lạc Quan Giúp Thị Trường BĐS Phục Hồi Nhanh Sau Dịch Covid-19

  Trao đổi với Tuổi Trẻ về vấn đề đang gây tranh cãi ở sách Mĩ thuật lớp 6, đại diện Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam cho biết thông tin được...